- Bảo Hiểm Hàng Hải
- bảo hiểm ô tô
- Bảo hiểm kỹ thuật
- Bảo Hiểm Tài Sản
- Bảo Hiểm Trách Nhiệm
- Bảo Hiểm Con Người
Giám định bảo hiểm cháy nổ
Giám định bảo hiểm cháy nổ
Mục đích :
Quy định thống nhất cách thức và các bước tiến hành giám định tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm cháy và tài sản trong toàn bộ hệ thống của PJICO
Phạm vi công việc :
Áp dụng cho việc giám định các vụ tổn thất thuộc nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ trong toàn bộ hệ thống của PJICO
Xem thêm: mua bảo hiểm lũ lụt cho nhà xưởng
Các tài liệu liên quan :
- Luật Kinh doanh bảo hiểm do Quốc hội thông qua ngày 09/12/2000 và các văn bản hướng dẫn sửa đổi
- Quy tắc của từng loại hình bảo hiểm nghiệp vụ cháy và tài sản (bảo hiểm cháy nổ)
- Các tài liệu hướng dẫn và văn bản pháp luật liên quan
Định nghĩa
4.1 Nghiệp vụ bảo hiểm cháy và tài sản bao gồm các loại hình bảo hiểm cháy nổ sau :
- Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
- Bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp
- Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản
- Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh kèm theo và là một bộ phận không tách rời đơn bảo hiểm thuộc nhóm nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn.
- Bảo hiểm trộm cắp (Theft Insurance)
- Bảo hiểm tiền (Tiền vận chuyển, tiền trong két ...)
4.2 Phòng chức năng được hiểu là Phòng được giao nhiệm vụ giám định tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm cháy và tài sản
Xem thêm: bảo hiểm công nhân xây dựng
Nhận thông tin tổn thất:
Sau khi nhận được thông báo tổn thất, Giám định viên/Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm thu thập những thông tin về tên và địa chỉ điện thoại người phụ trách bảo hiểm của khách hàng. Sau đó nếu có thể thì thu thập thêm những thông tin sau :
ü Hạng mục tổn thất, địa điểm và thời gian xảy ra tổn thất
ü Sơ bộ diễn biến và nguyên nhân tổn thất
ü Mức độ và giá trị thiệt hại ước tính
ü Hướng phát triển của tổn thất và biện pháp hạn chế tổn thất đã áp dụng
ü Những công việc Người được bảo hiểm đang tiến hành và sẽ tiến hành
Xem thêm: bảo hiểm tòa nhà cao tầng
Sau đó yêu cầu Người được bảo hiểm cung cấp thông báo tổn thất bằng văn bản theo mẫu BM.24.2-01 và cập nhật thông tin vào sổ theo mẫu BM.24.2-02 để theo dõi vụ việc.
Các bước trong công tác khám nghiệm hiện trường vụ cháy, nổ
Ngày 27/01/2021, Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, Bộ Công an đã ký Quyết định số 71/QĐ-C07-P3 ban hành “Quy trình thực hiện công tác điều tra, giải quyết cháy, nổ của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH”. Trong đó đã quy định rất cụ thể và chi tiết trong công tác khám nghiệm hiện trường vụ cháy, nổ như sau:
1. Những việc làm trước khi khám nghiệm hiện trường vụ cháy, nổ
– Nắm tình hình việc tổ chức bảo vệ hiện trường và khoanh vùng, xác định ranh giới, phạm vi hiện trường cần tiếp tục bảo vệ, bảo quản tài sản, vật chứng liên quan đến vụ cháy, nổ, ngăn chặn những thiệt hại có thể tiếp tục xảy ra;
– Tổ chức bảo vệ hiện trường, phát hiện, ghi nhận và bảo vệ các dấu vết, đồ vật, vật chứng để lại trên hiện trường, trên các đồ vật liên quan;
– Nắm tình hình hiện trường, tìm hiểu thông tin về vụ cháy, nổ thông qua người biết việc, người bị hại, người làm chứng, người tham gia chữa cháy, nổ. Nắm tình hình, đề nghị phối hợp hỗ trợ trong quá trình khám nghiệm hiện trường, điều tra (Nội dung cần thu thập về vụ cháy, nổ: người phát hiện vùng cháy, nổ, thời gian phát hiện; điểm cháy, nổ đầu tiên; tên người, cơ quan bị hại, mức độ thiệt hại; người chứng kiến, những người liên quan đến vụ việc; những đồ vật đã cháy, nổ; đồ vật đã được cứu chữa; thời tiết khí hậu, những yếu tố tác động làm thay đổi dấu vết vật chứng; xác định rõ những khu vực nào của hiện trường đã xáo trộn; những dấu vết, vật chứng, đồ vật nào đã thay đổi, nguyên nhân thay đổi, nội dung thay đổi; hướng gió, tốc độ gió, hướng phát triển của ngọn lửa; màu sắc, mùi của đám cháy, nổ; diễn biến tình tiết sự việc…);
– Mời người chứng kiến cùng tham gia khám nghiệm (có thể là người láng giềng, đại diện chính quyền cấp cơ sở, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc bị hại, người làm chứng tham gia, người có chuyên môn tham dự việc khám nghiệm);
– Xác định phạm vi khám nghiệm, phương pháp khám nghiệm, điểm mốc để định vị vị trí nạn nhân, vật chứng, dấu vết;
– Thu thập những hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ cháy, nổ (sơ đồ, bản vẽ kỹ thuật, các tài liệu về chỉ tiêu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, vận hành, quy định về việc phòng ngừa cháy, nổ, sự cố, chức năng nhiệm vụ của những người liên quan, hệ thống sổ sách, hóa đơn chứng từ, tài liệu kiểm kê, kiểm tra…);
– Lập kế hoạch khám nghiệm và điều tra ban đầu tại hiện trường: phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong lực lượng tham gia khám nghiệm và chia làm hai bộ phận: Bộ phận khám nghiệm và bộ phận điều tra ban đầu (cả hai bộ phận này đồng thời tiến hành nhiệm vụ cùng một lúc);
– Chọn phương pháp khám nghiệm, phương tiện kỹ thuật phù hợp cho việc khám nghiệm; kiểm tra về tình trạng hoạt động, chất lượng, số lượng các thiết bị, phương tiện, công cụ phục vụ cho công tác khám nghiệm hiện trường (Vali khám nghiệm hiện trường, máy ảnh, đèn flash, sổ sách, các loại biểu mẫu, biên bản, đèn soi để phát hiện các vật chứng, dấu vết, túi niêm phong, dao, búa,…).
2. Tiến hành khám nghiệm hiện trường
a) Khám nghiệm tổng quát
– Tiến hành quan sát vị trí, trạng thái, địa hình, địa vật, tình trạng, mô hình, kết cấu, chủng loại vật liệu, đồ vật, các dấu vết, vật chứng xuất hiện và tồn tại ở hiện trường, giới hạn hiện trường, qui mô mức độ thiệt hại, xác định nơi tập trung dấu vết, vật chứng… của hiện trường cháy, nổ và ghi nhận hiện trường chung vào sổ tay khám nghiệm;
Xem thêm: Điều khoản đình công hàng hóa
– Chụp ảnh, quay phim quang cảnh chung của hiện trường và các khu vực kế cận của hiện trường, đặc điểm đặc biệt của hiện trường, sau đó xác định mốc, các hướng tiếp giáp với hiện trường và các thông tin cần thiết để vẽ phác họa sơ đồ, mô tả hiện trường chung. Tiến hành đặt số cho những dấu vết, vật chứng, tử thi… đã nhìn thấy (Lưu ý: Khi đặt hướng mặt số về một phía, đặt cạnh dấu vết, không đặt lên trên dấu vết, để tránh phá hủy dấu vết);
– Kết thúc giai đoạn khám nghiệm sơ bộ cần tổ chức cuộc họp ngắn (hội ý) giữa ban chỉ huy cuộc khám nghiệm với các thành viên hội đồng khám nghiệm về quy mô, mức độ thiệt hại của vụ cháy, nổ, hiện trường, về vị trí giới hạn khu vực cháy, nổ, khả năng và điều kiện gây cháy, nổ… phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong đoàn, lập kế hoạch khám nghiệm tỉ mỉ. Lập biên bản, vẽ sơ đồ và chụp ảnh hiện trường chung nhằm xác định quang cảnh, vị trí, chiều hướng… của hiện trường.
b) Khám nghiệm chi tiết
– Sử dụng phương pháp khoa học, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ thích hợp, nghiên cứu chi tiết từng khu vực, từng đồ vật ở hiện trường nhằm phát hiện tất cả các dấu vết, vật chứng trong phạm vi hiện trường đã khoanh vùng;
– Ghi nhận dấu vết: trước khi thu lượm dấu vết, vật chứng đều phải tiến hành ghi nhận toàn bộ vị trí dấu vết, vật chứng đã phát hiện bằng cách chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, mô tả trong biên bản khám nghiệm hiện trường (chú ý ghi nhận và mô tả về vị trí, số lượng, loại, hình dạng, kích thước, màu sắc, trạng thái… của toàn bộ dấu vết, vật chứng vào biên bản khám nghiệm hiện trường…);
– Nghiên cứu phân tích đánh giá dấu vết, vật chứng phát hiện, thu thập được (cơ chế hình thành dấu vết, vật chứng và thông tin chứa đựng trong từng dấu vết, vật chứng);
– Sử dụng phương tiện kỹ thuật thích hợp và phương pháp khoa học để thu thập dấu vết, vật chứng và mẫu so sánh nhằm xác định chứng cứ chứng minh tình tiết của vụ việc;
– Chụp ảnh hiện trường trung tâm, hiện trường từng phần, quay camera (nếu có), chụp ảnh chi tiết tử thi, dấu vết, vật chứng có liên quan (lưu ý khi chụp ảnh chi tiết phải đặt thước tỉ lệ và ống kính vuông góc với dấu vết, vật chứng).
– Đo đạc và vẽ Sơ đồ hiện trường vụ cháy, nổ theo Mẫu số 17;
– Đóng gói, niêm phong và vận chuyển dấu vết, vật chứng, mẫu so sánh về Cơ quan chủ trì khám nghiệm hiện trường (khi đóng gói tránh mọi tác động bên ngoài làm hư hỏng dấu vết, vật chứng và mẫu so sánh; dấu vết, vật chứng và mẫu so sánh phải được đóng gói trong những dụng cụ phù hợp; phải giữ nguyên trạng thái của dấu vết, vật chứng khi đóng gói; đóng gói riêng lẻ, tách rời nhau; để khô tự nhiên những vật ẩm ướt trước khi đóng gói; đóng gói an toàn các loại chất độc, dễ cháy, nổ, dễ nổ, ngoài các bao gói phải ghi tên vụ việc, loại dấu vết, ngày thu để tránh nhầm lẫn với vụ việc khác);
– Hoàn thiện biên bản khám nghiệm hiện trường vụ cháy, nổ.
3. Kết thúc khám nghiệm hiện trường
– Họp rút kinh nghiệm về công tác khám nghiệm hiện trường; hoàn chỉnh và thông qua biên bản khám nghiệm hiện trường cho các thành viên tham gia ký xác nhận vào biên bản khám nghiệm và quyết định việc kết thúc hay tiếp tục bảo vệ hiện trường;
– Đánh giá sơ bộ những dấu vết, vật chứng, thời điểm phát hiện thấy cháy, nổ, vùng cháy, nổ đầu tiên và điểm xuất phát cháy, nổ thu được tại hiện trường trên cơ sở đó đánh giá nguyên nhân và điều kiện xuất hiện cháy, nổ, kết luận nguyên nhân cháy, nổ, thủ phạm hay đối tượng nghi vấn, động cơ, tính chất, phương thức, thủ đoạn…
4. Khi kết thúc khám nghiệm hiện trường vụ cháy, nổ thì người chủ trì khám nghiệm phải Báo cáo kết quả khám nghiệm hiện trường theo Mẫu số 07.
5. Hồ sơ khám nghiệm hiện trường gồm: Biên bản khám nghiệm hiện trường; Bản ảnh hiện trường; Sơ đồ hiện trường; Báo cáo khám nghiệm hiện trường và Biên bản khám nghiệm hiện trường bổ sung (nếu có).
Giám định kỹ thuật hình sự tìm sự thật trong đám cháy
Các giám định viên kỹ thuật hình sự không chỉ xác định nguyên nhân dẫn đến vụ việc mà còn phải hướng dẫn đơn vị xảy ra hỏa hoạn có biện pháp bảo vệ và phòng ngừa kịp thời, tránh gây ra những vụ việc tương tự. Song, ở nhiều vụ án, còn có những “bí mật” đằng sau sự ghé thăm của “bà hỏa”.
Khám nghiệm hiện trường và giám định dấu vết cháy nổ là một trong những công tác chuyên môn rất quan trọng của Viện Khoa học hình sự (KHHS) - Bộ Công an. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, các vụ cháy nổ đang xảy ra ngày một nhiều, gây bao thiệt hại về người và tài sản. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất biện pháp phòng tránh kịp thời rủi ro do hỏa hoạn chính là nhiệm vụ rất lớn của công tác giám định kỹ thuật hình sự dấu vết cháy nổ.
Kiến thức chuyên môn quan trọng hàng đầu
Vài năm trở lại đây, Viện KHHS ngày càng tiếp nhận nhiều yêu cầu hỗ trợ, trưng cầu giám định của các địa phương trên cả nước về các vụ việc liên quan đến cháy, nổ. Báo cáo cho thấy, năm 2008, số lượng vụ cần hỗ trợ là 32 vụ và 195 vụ cần trưng cầu giám định. Đến năm 2009, con số này lần lượt là 38 và 275 vụ. Đến năm 2010, con số đã tăng lên 49 và 294.
Tổng kết cho thấy, đa phần các vụ cháy, nổ thường xảy ra trong không gian rộng, gây thiệt hại ở mức độ lớn nên công tác giám định là vô cùng quan trọng.
Còn với các vụ cháy, nổ có liên quan đến tài sản cá nhân như ôtô, công xưởng, thiết bị..., các giám định viên cũng phải vào cuộc để tìm ra nguyên nhân gây nên tai nạn (chủ ý hay rủi ro), từ đó các công ty bảo hiểm mới đưa ra được phương án đền bù thỏa đáng cho thân chủ.
Từ nhu cầu thực tiễn như trên, cùng với việc về mặt tâm lý xã hội thì các vụ cháy, nổ thường thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng, thế nên trong nhiều năm qua, Viện KHHS luôn chú ý đào tạo, mở lớp bồi dưỡng cán bộ cơ sở có đầy đủ trình độ chuyên môn, kịp thời đáp ứng nhu cầu điều tra, kịp tiến độ công việc theo thời gian quy định.
Nói về chuyên môn của mình, cán bộ chiến sĩ kỹ thuật hình sự chuyên khám nghiệm hiện trường và giám định dấu vết cháy nổ cho rằng, xác định hiện trường cháy nổ luôn là một công việc khó khi tiến hành điều tra.
Trước hết, hiện trường cháy nổ có tới 5 loại hiện trường khác nhau, bao gồm: Hiện trường cháy đơn thuần; Hiện trường các vụ nổ vật liệu như nổ kho thuốc súng, bom, mìn; Hiện trường các vụ nổ vật lý như nồi hơi, thiết bị nén khí; Hiện trường các vụ nổ hỗn hợp khí là các chất cháy khí như gas, cacbon và hơi các chất lỏng cháy được như xăng, dầu ở một nhiệt độ thích hợp; Hiện trường các vụ nổ hỗn hợp bụi của tất cả các chất rắn khi trộn với oxy.
Một giám định viên chia sẻ: “Về cơ bản, nếu cán bộ không có đầy đủ kiến thức chuyên môn cần thiết sẽ rất khó phân biệt cháy nổ thuộc dạng nào vì cả 5 loại hiện trường trên chỉ có những đặc điểm giống và khác nhau rất nhỏ”.
Ngoài khó khăn trong phân biệt hiện trường cháy nổ, việc truy tìm nguyên nhân và phân tích cơ chế phát sinh các vụ cháy sau khi xảy ra nổ hỗn hợp bụi, hỗn hợp khí, nổ vật liệu... cũng không hề đơn giản. Nhiều vụ cháy, nổ sau đó lại tạo ra một vụ cháy, nổ khác, thế nên nếu lực lượng chức năng không kịp thời điều tra, thu thập thông tin thì không thể ngăn chặn những hậu quả khó lường.
Những vụ án khó quên
Ngày 29/10/2010, tại tòa nhà 9 tầng đang xây dựng của Thanh tra Chính phủ tại lô D29 khu đô thị mới Cầu Giấy đã xảy ra một vụ cháy nổ lớn.
Thời điểm đó, công trình đang ở được gấp rút hoàn thiện để bàn giao. Giờ nghỉ trưa, đường ống xả rác bằng nhựa Compoxit cốt sợi thủy tinh thuộc nửa nhà phía Đông Bắc bị cháy, sau đó nổ lớn làm đổ tường xung quanh buồng đổ rác và vệ sinh.
Vụ nổ đã làm hư hỏng cửa kính, các thiết bị ở tầng 8 và tầng 9. Rất may vụ nổ đã không gây thiệt hại về người.
Tuy nhiên, nhiều tin đồn thất thiệt về “khủng bố”, có kẻ phá hoại và phần tử quá khích trong nội bộ cơ quan... đã được kẻ xấu tung ra nhằm làm xao động tinh thần nhân dân địa phương.
Nhận định cần phải làm rõ những nguyên nhân để tránh tin đồn ác ý lan tỏa, ảnh hưởng đến an ninh địa bàn, Công an TP.Hà Nội, Công an quận Cầu Giấy cùng lực lượng giám định viên Viện KHHS đã vào cuộc. Qua khám nghiệm hiện trường, các giám định viên đã xác định nguyên nhân vụ cháy nổ là do ai đó bất cẩn vứt tàn lửa cùng giấy và rác dễ cháy vào đường ống xả rác.
Chính vì thế đã dẫn đến cháy ở đường ống tại tầng 1 (trong khi tất cả các cửa đổ và xả rác đều đóng). Quá trình này dẫn đến việc thiếu khí oxy, sinh ra nhiều khí cacbonic. Luồng khí cacbonic này bị đối lưu đẩy lên và tích tụ ở tầng 8, tầng 9 tạo thành hỗn hợp nổ, khi gặp luồng nhiệt đang cháy phía dưới đã gây ra một vụ cháy nổ.
Giám định viên Nguyễn Viết Nội (cán bộ Viện KHHS) cho rằng, ngoài kiến thức chuyên môn chuyên sâu và tinh thần ham học hỏi thì kiến thức về hóa học đối với các giám định viên cháy nổ là rất quan trọng.
Điển hình cho nhận định này là vụ nổ xảy ra tại Công ty Cổ phần Bột giặt Đức Giang ngày 18/6/2010. Việc sớm tìm ra nguyên nhân gây nổ đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của lực lượng giám định viên vì khi đó, toàn bộ công nhân đều lo lắng cho rằng môi trường làm việc có thể gây nguy hiểm cho họ. Sự việc bắt nguồn từ việc một công nhân đang hàn trong xy-tec chuyên chở axit sunfuric thì xảy ra nổ khiến công nhân tử vong tại chỗ.
Vào cuộc điều tra, các giám định viên trăn trở: Trong trường hợp này, xy-tec bằng inox còn mới và chuyên dùng chở axit sunfuric thì tại sao lại nổ? Sau đó, lời giải dựa trên kiến thức Hóa học lập tức được đưa ra:
Thực chất, đây là vụ nổ hỗn hợp khí hydro với oxy có trong không khí. Khí hydro sinh ra do axit sunfuric tác dụng với bụi bẩn và gỉ sắt, tích tụ trong khoang kín, khi gặp nguồn nhiệt đã gây đột ngột nổ.
Thông thường, các vụ cháy, nổ kể trên chỉ là hiện trường cháy, nổ thông thường. Các giám định viên kỹ thuật hình sự không chỉ xác định nguyên nhân dẫn đến vụ việc mà còn phải hướng dẫn đơn vị xảy ra hỏa hoạn có biện pháp bảo vệ và phòng ngừa kịp thời, tránh gây ra những vụ việc tương tự. Song, ở nhiều vụ án, còn có những “bí mật” đằng sau sự ghé thăm của “bà hỏa”.