- Bảo Hiểm Hàng Hải
- bảo hiểm ô tô
- Bảo hiểm kỹ thuật
- Bảo Hiểm Tài Sản
- Bảo Hiểm Trách Nhiệm
- Bảo Hiểm Con Người
bảo hiểm cháy nổ căn hộ chung cư
bảo hiểm cháy nổ căn hộ chung cư
Tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy nổ căn hộ chung cư gồm:
1. Nhà, công trình kiến trúc và các trang thiết bị kèm theo;
2. Máy móc thiết bị;
3. Các loại hàng hoá, vật tư, tài sản khác.
Những tài sản trên được bảo hiểm khi giá trị của tài sản tính được thành tiền và được ghi trong Hợp đồng bảo hiểm cháy nổ căn hộ chung cư.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.
2. Bên mua bảo hiểm là cơ quan, tổ chức và cá nhân sở hữu hoặc quản lý hoặc sử dụng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ và được ghi tên trong Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ căn hộ chung cư.
bảo hiểm cháy nổ căn hộ chung cư
3. Cháy là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng do nổ hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác.
4. Nổ là phản ứng hoá học gây ra việc giải phóng khí và năng lượng đột ngột với khối lượng lớn đồng thời phát ra âm thanh và ảnh hưởng vật lý đến các vật xung quanh
Số tiền bảo hiểm cháy nổ căn hộ chung cư
1. Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại thời điểm tham gia bảo hiểm cháy nổ căn hộ chung cư.
2. Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm do các bên thỏa thuận. Cụ thể như sau:
a. Trường hợp đối tượng được bảo hiểm là tài sản thì số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế mới của tài sản tại thời điểm tham gia bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thoả thuận.
b. Trường hợp đối tượng được bảo hiểm là hàng hoá (nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm) thì số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền theo khai báo của bên mua bảo hiểm cháy nổ căn hộ chung cư
Giám định tổn thất
Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền sẽ tiến hành giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Chi phí giám định tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.
Trong trường hợp bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm không thống nhất về nguyên nhân và mức độ tổn thất thì có thể trưng cầu giám định độc lập. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được việc trưng cầu giám định viên độc lập thì một trong các bên được yêu cầu Toà án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi bên mua bảo hiểm cư trú chỉ định giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên.
Hình thức bồi thường
1. Bên mua bảo hiểm cháy nổ căn hộ chung cư và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thoả thuận một trong các hình thức bồi thường sau đây:
a) Sửa chữa tài sản bị thiệt hại;
b) Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác;
c) Trả tiền bồi thường.
2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thoả thuận được về hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền.
3. Trong trường hợp bồi thường theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại sau khi đã thay thế hoặc bồi thường toàn bộ theo giá thị trường của tài sản.
PHẠM VI BẢO HIỂM:
Bồi thường cho Người được bảo hiểm cho các tổn thất đối với tòa nhà, ngôi nhà và các tổn thất hoặc thiệt hại đối với tài sản bên trong ngôi nhà do các rủi ro được bảo hiểm sau:
- Rủi ro chính: Cháy, sét đánh
- Những rủi ro mở rộng có thể lựa chọn thêm:
- Nổ
- Máy bay/ phương tiện hàng không hoặc các thiết bị trên các phương tiện đó rơi vào
- Vỡ hoặc tràn nước từ các bể chứa nước, thiết bị chứa nước hoặc đường ống dẫn nước
- Động đất hoặc núi lửa phun
- Bão, lốc, cuồng phong, lụt (bao gồm nước biển tràn)
- Trộm cắp có dấu hiệu sử dụng vũ lực và đột nhập vào hoặc tẩu thoát khỏi ngôi nhà
- Va chạm với ngôi nhà bởi các phương tiện đường bộ, ngựa hoặc gia súc không thuộc sở hữu hoặc quyền kiểm soát của NĐBH.
- Chi phí mở rộng cho việc di dời chỗ ở và tổn thất thuê mướn trong trường hợp ngôi nhà không thể ở được do các rủi ro được bảo hiểm gây ra.
- Quyền lợi bổ sung:
- Chi phí thuê kiến trúc sư, giám định và kỹ sư tư vấn (giới hạn: 10%/Số tiền bảo hiểm)
- Chi phí dọn dẹp hiện trường (giới hạn: 10%/Số tiền bảo hiểm)
- Sai sót và nhầm lẫn
- Chi phí trả đội cứu hỏa và dập lửa (giới hạn: 10%/Số tiền bảo hiểm)
Cháy lớn tại chung cư cao cấp Golden Westlake, Hà Nội
Khoảng 13h15 chiều 25-12, chung cư Golden Westlake, số 162 đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội bất ngờ bốc cháy kèm theo khói cao hàng chục mét.
Theo thông tin ban đầu, vụ cháy xuất phát từ tầng 25, tầng cao nhất của khu chung cư gồm hai tòa tháp cao 25 tầng.
Đây là dự án chung cư cao cấp của Tập đoàn Tungsing, do Công ty liên doanh Hà Việt làm chủ đầu tư.
Khu chung cư này có hai cổng vào, một ở đường Hoàng Hoa Thám và một ở 151 đường Thụy Khuê, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
Hiện Cảnh sát phòng cháy chữa cháy đã điều nhiều xe cứu hỏa đến hiện trường, đồng thời phong tỏa các lối ra vào để tập trung chữa cháy.
Lúc 14h22, ông Nguyễn Khắc Tích, 76 tuổi, bị kẹt trong phòng 107, có biểu hiện ngạt khói được lực lượng chức năng đưa ra ngoài.
Hai xe y tế được đưa đến hiện trường túc trực để cấp cứu những người bị ngạt khói.
Nhiều người dân cho biết khi vụ cháy xảy ra, tòa nhà không có tín hiệu báo cháy nên nhiều người cũng không biết.
Khoảng 10 xe cứu hỏa, xe cứu thương cùng hàng chục chiến sĩ được điều tới hiện trường.
Mặc dù đã dùng xe thang để tiếp cận hiện trường vụ cháy, tuy nhiên lực lượng chữa cháy vẫn chưa tiếp cận được nơi lửa bùng phát do quá cao so với chiều cao của xe thang.
Thiếu tướng Hoàng Quốc Định, giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Hà Nội, đã có mặt chỉ huy chữa cháy.
Trao đổi nhanh với báo chí, ông Định cho biết khu vực xảy ra cháy được xác định tại một nhà dân ở khu vực tầng 25 của tòa nhà. Sau khi nhận tin báo, lực lượng chữa cháy huy động hơn 10 xe cùng gần 100 cán bộ chiến sĩ công an kết hợp cùng quân đội đến dập lửa.